Con yêu quý,
Mỗi người sinh ra đều mang trong mình một hạt giống đặc biệt – đó là đam mê. Đó có thể là niềm say mê vẽ vời khi còn nhỏ, sở thích tháo lắp đồ vật, hay niềm vui sướng lạ thường khi được đứng trước đám đông kể chuyện. Nhưng điều đáng tiếc là khi lớn lên, nhiều bạn nhỏ dần quên mất hạt giống ấy vì bị cuốn vào guồng quay của điểm số, kỳ vọng của bố mẹ, hay những chuẩn mực xã hội.
Hôm nay, mẹ muốn cùng con bắt đầu hành trình khám phá đam mê – một hành trình không áp lực, không đúng sai, chỉ có sự tò mò, yêu thương và thấu hiểu chính mình.
Đam mê không phải là điều gì đó lớn lao, hào nhoáng như “trở thành tỷ phú” hay “nổi tiếng toàn thế giới”. Đam mê đơn giản là những việc con làm mà không thấy mệt, càng làm càng vui, và dù có gặp khó khăn, con vẫn muốn tiếp tục.
Con có thể mê viết lách, thích giúp bạn bè giải bài tập, đắm chìm trong việc cắt dán, làm video, hay chỉ đơn giản là rất giỏi lắng nghe người khác. Tất cả đều là những manh mối của đam mê.
Steve Jobs từng nói: “Cách duy nhất để làm việc tuyệt vời là hãy yêu công việc bạn làm. Nếu chưa tìm thấy, hãy tiếp tục tìm. Đừng dừng lại.”
Mẹ cũng từng loay hoay với việc tìm ra đam mê của mình. Và hành trình trải nghiệm ấy, mẹ rút ra được 1 vài bước đơn giản sau:
Con thường dành thời gian rảnh để làm gì?
Khi làm việc gì con quên cả thời gian?
Con từng ước mơ trở thành ai? Tại sao?
Giai đoạn từ 9 đến 13 tuổi, con thích làm gì nhất, con khao khát giống ai?
Mẹ ví dụ: Có một bạn nhỏ tên Linh từ bé đã thích chơi trò “giáo viên” với em búp bê. Khi lớn lên, bạn luôn hào hứng giải thích bài cho bạn bè. Giờ đây, Linh là giảng viên đại học – sống trọn với đam mê truyền đạt kiến thức.
Không ai sinh ra đã biết đam mê là gì. Con cứ thử nhiều hoạt động: vẽ tranh, nấu ăn, viết văn, chơi thể thao, lập trình, kinh doanh nhỏ… Điều quan trọng là con cảm thấy gì sau mỗi lần trải nghiệm.
Thomas Edison – nhà phát minh vĩ đại – đã từng nói: “Tôi chưa thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không hiệu quả.”
Mỗi lần thử là một bước tiến gần hơn tới đam mê thật sự.
Việc gì khiến con cảm thấy “được là chính mình”?
Nếu không cần lo đến tiền bạc, con muốn làm nghề gì? Con muốn trở thành ai?
Con có sẵn sàng nỗ lực cho điều đó mỗi ngày không?
Câu trả lời là CÓ, nếu con kết hợp đam mê với năng lực và giá trị thị trường.
Một ví dụ sống động là Howard Schultz – người sáng lập Starbucks. Ông lớn lên trong một khu nhà nghèo ở Brooklyn, nhưng luôn đam mê tạo ra một nơi “kết nối con người với ly cà phê”. Ông học kinh tế, rèn kỹ năng kinh doanh và giờ đây đã tạo ra đế chế cà phê toàn cầu.
Vì vậy, con đừng chỉ dừng lại ở “Con thích gì?”, mà hãy tự hỏi thêm:
Con làm việc đó có giỏi không?
Việc đó có giúp ích cho người khác không?
Hạnh phúc không đến từ việc con giỏi nhất, mà đến từ việc con làm điều mình yêu – một cách giỏi nhất.
Mẹ luôn ở đây – lắng nghe và đồng hành cùng con trên hành trình ấy.
Chúng ta không chọn nghề chỉ để sống, mà chọn nghề để sống đúng với chính mình.
Thương mến,
Người đồng hành luôn tin vào con
#LêThịNam#NamLe
0987500649